Kỹ Năng Sống

TẦM QUAN TRỌNG CỦA KỸ NĂNG SỐNG TRONG THỜI ĐẠI HIỆN NAY

Nhiều nghiên cứu đã cho phép đi đến kết luận là trong các yếu tố quyết định sự thành công của con người, kỹ năng sống đóng góp đến khoảng 85%. Theo UNESCO ba thành tố hợp thành năng lực của con người là: kiến thức, kỹ năng và thái độ. Hai yếu tố sau thuộc về kỹ năng sống, có vai trò quyết định trong việc hình thành nhân cách, bản lĩnh, tính chuyên nghiệp…

Thành công chỉ thực sự đến với những người biết thích nghi để làm chủ hoàn cảnh và có khả năng chinh phục hoàn cảnh. Vì vậy, kỹ năng sống sẽ là hành trang không thể thiếu. Biết sống, làm việc, và thành đạt là ước mơ không quá xa vời, là khát khao chính đáng của những ai biết trang bị cho mình những KNS cần thiết và hữu ích.

Kỹ năng sống tốt thúc đẩy thay đổi cách nhìn nhận bản thân và thế giới, tạo dựng niềm tin, lòng tự trọng, thái độ tích cực và động lực cho bản thân, tự mình quyết định số phận của mình.

Kỹ năng sống giúp giải phóng và vận dụng năng lực tiềm tàng trong mỗi con người để hoàn thiện bản thân, tránh suy nghĩ theo lối mòn và hành động theo thói quen trên hành trình biến ước mơ thành hiện thực.

Khối lượng kiến thức của chúng ta trở nên lỗi thời nhanh chóng trong thời đại mới. Trong môi trường không ngừng biến động con người luôn đối diện với áp lực cuộc sống từ những yêu cầu ngày càng đa dạng, ngày càng cao trong quan hệ xã hội, trong công việc và cả trong quan hệ gia đình. Quá trình hội nhập với thế giới đòi hỏi phải nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, ngoài kiến thức chuyên môn, yêu cầu về các kỹ năng sống ngày càng trở nên quan trọng. Thiếu kỹ năng sống con người dễ hành động tiêu cực, nông nổi. Giáo dục cần trang bị cho người học những kỹ năng thiết yếu như ý thức về bản thân, làm chủ bản thân, đồng cảm, tôn trọng người khác, biết cách hợp tác và giải quyết hợp lý các mâu thuẫn, xung đột.

Cuộc đời là một hành trình mà bằng cấp chuyên môn giống như một bệ phóng, còn kỹ năng sống chính là động lực đẩy con người vươn lên tầm cao thành đạt.

Cần lưu ý rèn luyện kỹ năng sống là một quá trình lâu dài, bền bỉ. Do đó, không phải vì kỹ năng sống có tầm quan trọng rất lớn mà cố đưa vào chương trình giảng dạy cho học sinh sinh viên nhiều chuyên đề mang tính lý thuyết. Điều cần thiết là làm cho mọi người ý thức được tầm quan trọng của kỹ năng sống và lồng nó vào các môn học. Những người đã đi làm thì cần bổ sung một vài chuyên đề cần thiết mà bản thân còn yếu để nâng cao năng lực và hiệu quả công việc.

RÈN LUYỆN KỸ NĂNG SỐNG LÀ NHU CẦU BỨC THIẾT ĐỂ ĐÁP ỨNG YÊU CẦU ĐỐI VỚI NGUỒN NHÂN LỰC

THẾ KỶ 21

Điều tra từ 36 Cty Đan Mạch và 269 Cty Mỹ về yêu cầu đối với nguồn nhân lực.

1. Kỹ năng làm việc theo nhóm.

2. Khả năng thích ứng với thay đổi về tổ chức, công việc.

3. Kỹ năng tư duy sáng tạo.

4. Tầm nhìn toàn cầu.

5. Kỹ năng giao tiếp.

6. Kỹ năng phân tích, phê phán.

7. Kỹ năng quản lý.

8. Phẩm chất cá nhân.

13 kỹ năng cần có của người lao động trong thế kỷ 21

(theo Ủy ban Đào tạo và Phát triển Mỹ)

1. Tư duy sáng tạo.

2. Đặt mục tiêu, tạo động cơ.

3. Quan hệ (giao tiếp, ứng xử).

4. Lãnh đạo.

5. Học hỏi.

6. Lắng nghe.

7. Thương lượng.

8. Thuyết trình và diễn giải ý tưởng.

9. Đảm bảo tính hiệu quả.

10. Phát triển cá nhân trong công việc.

11. Giải quyết nhanh vấn đề, tìm giải pháp.

12. Lòng tự tôn về bản thân.

13. Làm việc theo nhóm.

Kỹ năng hành nghề ở Singapore

(Singapore Employability Skills System)

1. KN công sở và tính toán (Workplace literacy & numeracy)

2. KN sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông (ICT)

3. KN giải quyết vấn đề và ra quyết định (Problem solving & decision making)

4. KN sáng tạo và mạo hiểm (Initiative & enterprise)

5. KN giao tiếp và quản lý quan hệ (Communication relationship management)

6. KN học tập suốt đời (Lifelong learning)7. KN tư duy mở toàn cầu (Global mindset)

8. KN tự quản lý bản thân (Self-management)

9. KN tổ chức công việc (Workplace-related life skills)10. KN an toàn lao động và vệ sinh sức khỏe (Health &workplace skills)

kỹ năng quan trọng hàng đầu đối với nguồn nhân lực VN (từ tổng hợp nghiên cứu của các nước và thực tế VN):

1. Kỹ năng học và tự học (Learning to learn)

2. Kỹ năng tư duy phê phán (Critical thinking skills)

3. Kỹ năng tư duy sáng tạo (Creative thinking skills)

4. Kỹ năng giao tiếp và ứng xử (Interpersonal skills)

5. Kỹ năng giải quyết vấn đề và ra quyết định (Problem solving & Decision making)

6. Kỹ năng làm việc đồng đội (Teamwork)

7. Kỹ năng lãnh đạo bản thân và hình ảnh cá nhân (Self leadership & Personal branding)

8. Kỹ năng lập kế hoạch và tổ chức công việc (Planning and organising skills)

Tham gia bình luận: